CSR VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI XÃ HỘI


CSR là gì?

CSR (viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibility – trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội), được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các hành động cụ thể để đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình mang lại các lợi ích về môi trường, xã hội và kinh tế.

Mục đích của CSR

CSR được doanh nghiệp thực hiện tự nguyện với mục đích:

  • Giúp ổn định tài chính
  • Duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp
  • Mang lại tác động tích cực về môi trường
  • Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động và khách hàng
  • Góp phần quản trị doanh nghiệp tốt hơn
  • Thúc đẩy phong trào bình đẳng xã hội

                                                      “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk

Vai trò của CSR

CSR không hoàn toàn là gánh nặng của doanh nghiệp. Bên cạnh việc thực hành CSR, doanh nghiệp sẽ thấy rõ vai trò to lớn của CSR:

  • Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
  • Nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp
  • Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Thu hút nhiều lao động tốt hơn
  • Nâng cao hình ảnh quốc gia

Đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình B2B: CSR còn giúp thúc đẩy:

  • Mối quan hệ lâu dài đối với đối tác/ khách hàng
  • Thiết lập sự tin tưởng và sự chân thành
  • Minh bạch

                                                           “Tôi yêu Việt Nam” của Honda

5 cách để phát triển và truyền thông CSR đạt hiệu quả

  • Nghiên cứu học tập những thương hiệu đi trước
  • Tích cực truyền tải những kiến thức đến cho xã hội
  • Tạo ra những chính sách tốt cho nhân viên
  • Quan tâm đến những vấn đề mà xã hội đang quan tâm
  • Xây dựng được báo cáo phát triển lâu dài, bền vững

                                                 “Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay” của OMO

Các ví dụ điển hình về CSR ở Việt Nam

  1. Vinamilk với dự án “Vươn cao Việt Nam”
  2. The Coffee House với dự án “The Coffee House x The library”
  3. Honda với dự án “ Tôi yêu Việt Nam”
  4. Omo với chiến dịch “Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay”

                                                              “The Coffee House x The library” của The coffee House

Ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến CSR

  • CSR giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu nhân văn, gia tăng giá trị
  • CSR giúp thúc đẩy hiệu quả quan hệ công chúng, marketing
  • Do nhu cầu của người tiêu dùng
  • CSR giúp thu hút vốn đầu tư bên ngoài
  • Thúc đẩy tinh thần đội ngũ nhân sự nhờ CSR

Lời kết

Quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được các chuyên gia nhận định sẽ mang lại lợi ích kép cho doanh nghiệp. Trong tương lai, chắc chắn CSR sẽ còn phát triển hơn nữa. Hy vọng rằng với những thông tin này bạn đã hiểu hơn về CSR là gì và tầm quan trọng của CSR đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Nguồn tham khảo:

  1. Nguyễn Sỹ Linh – Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Các vấn đề toàn cầu, TFO – CSR và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
  2.  https://actioncoachcbd.com/quan-tri-chia-se/xay-dung-doanh-nghiep/csr-la-gi-10-vi-du-dien-hinh-ve-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep/

GẶP THẮC MẮC,
CẦN CHÚNG TÔI HỖ TRỢ ?

Call Now Button028 2244 9007