CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU
A TUẤN KHANG
Giấm đã trở thành một gia vị thông dụng, là thành phần chính để làm nước sốt, ngâm chua rau củ hoặc muối dưa chua. Bên cạnh đó, một số loại giấm còn có khả năng tuyệt vời, đó chính là làm sạch. Vậy chính xác thì giấm là gì? Và vì sao giấm thường được dùng để làm sạch vệ sinh nhà cửa? Các bạn hãy cùng tìm hiểu về giấm nhé.
Bạn đã bao giờ nếm thử rượu bị biến đổi chất chưa? Nếu chưa, thì bạn nên thử xem nó có vị như thế nào. Chắc chắn, vị rất chua và nồng, rất giống với vị của những chai giấm trong gian tủ bếp của bạn.
Thông thường làm rượu vang là một quá trình chuyển hóa các chất với nhau. Đường được chuyển đổi thành rượu sau quá trình lên men thành công.
Trong quá trình lên men thì những chai rượu vang đã được mở nắp sẽ có một loại men khác xảy ra. Lúc này, rượu được biến đổi thành chất axit axetic – Đây chính là hợp chất chính của giấm.
Axit axetic không phải là hợp chất duy nhất trong giấm. Nhưng chính chất này là hợp chất tạo ra giấm có tính axit. Trên thực tế, với nồng độ pH từ 2.4 thì giấm trắng được chưng cất có tính axit rất mạnh.
Chất axit trong giấm trắng còn có nồng độ cao hơn cà phê hoặc nước cam. Tuy nhiên, nó vẫn có tính axit thấp hơn so với axit trong dạ dày. Hiện nay, có 3 loại giấm khá phổ biến và được A Tuấn Khang sản xuất, kinh doanh đó là: giấm hoa quả, giấm tinh luyện, giấm tiều
Có hàng chục các loại giấm ăn khác nhau được hình thành từ quá trình lên men như giấm rượu được làm từ vang đỏ hoặc trắng, giấm táo được làm từ rượu táo, giấm hoa quả được làm từ các loại trái cây, giấm vải được làm từ vải….Nhưng chỉ có duy nhất giấm trắng là được làm từ axit axetic kết hợp với nước.
Axit chính là lý do giúp giấm trở thành trợ thủ đắc lực trong tẩy rửa và làm sạch. Axit có tính chất tẩy mạnh, làm đánh tan mọi vết bẩn hoặc cặn cứng còn xót lại.
Cũng bởi tính axit mạnh nên nó có thể làm sạch mọi thứ. Tuy nhiên, axit của giấm cũng chính là điểm yếu đối với một số đồ vật khác. Nó tạo ra phản ứng, gây ăn mòn làm hư hỏng một số đồ vật khác như đồ điện, đồ vật bằng sắt…
Trong một số trường hợp, đối với những đồ vật có vết bẩn vừa phải thì có thể pha loãng giấm với nước hoặc sử dụng giấm ăn để tẩy rửa. Còn đối với các loại vi khuẩn, nấm mốc hình thành lâu ngày thì có thể kết hợp với các loại khác như muối, baking soda…để ngăn chặn.
>> Xem thêm: 25 tác dụng của giấm cho ngôi nhà
Nhắc tới khả năng làm sạch, tẩy rửa lại hiệu quả và an toàn thì chắc chắn giấm luôn là sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi vì công dụng tuyệt vời đó nên giấm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng nên lưu ý vài điều.
Thứ nhất, giấm có tính axit nên đối với nhiều đồ vật khác như vải thì sẽ dễ bị ố vàng. Do đó, cần nên tạo hỗn hợp pha loãng với nước để hạn chế sự gây hại đó.
Thứ hai, đối với nhiều đồ vật cần hạn chế sử dụng giấm như đá hoa cương, đồ điện tử…thì tuyệt đối không nên sử dụng.
Thứ ba, giấm là một chất tẩy rửa có khả năng khử trùng nhưng không phải là chất khử trùng. Cho nên bạn không nên sử dụng giấm làm chất khử trùng, đặc biệt là loại bỏ các mầm bệnh gây hại như vi khuẩn salmonella.
> Nếu bạn cần mua giấm giá sỉ hoăc lẻ, có thể tham khảo 3 sản phẩm giấm dưới đây của A Tuấn Khang:
Hy vọng những chia sẻ của A TUẤN KHANG về câu hỏi giấm là gì đã giúp bạn phần nào hiểu thêm về sản phẩm quen thuộc này.
Your comment