Vịt quay là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng từ trẻ em đến người già. Bởi khi quay lên thịt vịt ăn sẽ ngọt hơn, mềm hơn và đặc biệt phần da vịt giòn, ngon vô cùng hấp dẫn. Bí quyết làm nên món vịt quay này chính là cách tạo màu cho vịt quay. Kỳ này, Atuankhang sẽ bật mí cho bạn cách làm nước Quét tạo màu vịt quay nhé.
1. Nước Màu – Bí quyết tạo nên món vịt quay siêu hấp dẫn
Sau các công đoạn vặt lông, nhồi sốt, bước bơm và tắm chính là yếu tố giúp vịt “biến hình”. Để chuẩn bị tốt trước khi tới quá trình làm nước quét vịt, cần chú ý những tiêu chí sau.

- Sơ chế sạch sẽ: Vịt cần được làm sạch, có thể nhổ lông thủ công hoặc dùng máy vặt lông vịt. Ướp vịt với rượu hoặc xát muối và cắt bỏ tuyến mùi để loại bỏ mùi hôi. Nhớ xát cả trong bụng nữa nhé, sau đó rửa nhiều lần nước và treo lên cho ráo tự nhiên.
- Nhồi sốt ướp vịt: Sốt vịt cần được nhồi vào trong bụng, được nấu từ muối thảo mộc, mắc khén,… Và nhiều gia vị khác nên cần xoa sốt cho đều bên trong rồi để thịt ngấm dần. Sau đó nhớ thêm nước pha loãng và khâu phần bụng vịt lại để sốt không bị thoát ra ngoài.
- Bơm căng da vịt: Những ai làm có nghề sẽ có dụng cụ chuyên, không thì dùng chiếc bơm giống bơm xe đạp. Đưa ống bơm vào da cổ vịt và bơm căng toàn bộ lớp da đó lên. Sau đó chần vịt bằng nước sôi (80-90 độ) cho da được săn lại.
2. Cách làm nước quét vịt quay lên màu cực chuẩn, đơn giản nhất
2.1 Nguyên liệu

> Mua ngay giấm tinh luyện và Nước Màu tại:

các sản phẩm nước màu của A Tuấn Khang
2.2 Các bước pha chế
B1: Mix nguyên liệu
- Chuẩn bị các thành phần theo đúng tỷ lệ đã nêu trên. Với lượng đó sẽ quét được khoảng 40-45 con vịt. Làm ít hay nhiều hơn thì tự tăng/giảm theo đúng định lượng.

B2: Đun nước tắm Vịt
- Cho các nguyên liệu vào 1 chiếc nồi sâu lòng và khuất cho đều tới khi tan mạch nha. Lượng nước ấm vừa phải thôi nhé, không đun sôi.
- Đun sôi sẽ làm rượu bị bay hơi, mất tính chất nên chỉ ấm tầm 40-45 độ là được.
B3: Quét sốt lên vịt
- Sau khi đã hoàn thiện nước tắm thì vịt cũng cần xong các công tác chuẩn bị, đã dội qua nước sôi.
- Treo vịt lên móc cho dễ cầm, lấy muôi dội nước sốt đã nấu từ trên xuống dưới. Dội cho thật đều các khu đều được tắm màu. Tới khi vịt để ráo không còn chỗ nào trắng mới đem hong trong lò.

2.3 Thành phẩm
- Vịt sau khi quét sốt xong sẽ có màu vàng nâu nhàn nhạt, không bị loang lổ. Thường loang lổ là do da chưa được bơm căng, nên cần chú trọng lúc bơm nhé.
- Vịt đem đi hong để lên màu sẽ đạt chuẩn màu vàng nâu xen chút đỏ của vịt quay. Khi đó là thấy màu chuẩn, tiếp đến chỉ cần quay chín vịt là hoàn tất toàn bộ.

3. Quay vịt và hoàn thiện
- Nếu có thiết bị chuyên dụng, fix nền nhiệt 180 độ trong 5′ trước khi cho vịt đã ráo nước vào quay. Chú ý, 1/3 thời gian đầu nên lật nguyên liệu nếu thiết bị không có chế độ quay.
- Nếu chế biến theo cách thủ công (quay trên than hoa) thì bề mặt nguyên liệu rất dễ khô. Do đó, thỉnh thoảng nên phết thêm mật ong lên da con vật để vừa duy trì độ ẩm, vừa giúp thành phẩm thêm phần bóng đẹp.
Thành phẩm
- Món ăn vừa ra lò có màu sắc như “gọi mời” với tone vàng ấm ngả nâu nhạt trông vô cùng hấp dẫn. Chẳng những vậy thành phẩm còn tỏa mùi thơm ngào ngạt. Nếm thử lại càng “phê lòi” trước hương vị đậm đà, độ săn mềm hiếm có của phần thịt phía trong và lớp da giòn rùm rụm.

4. Thưởng thức món vịt quay
Cách ăn truyền thống và giúp tận hưởng được trọn vẹn vị của món vịt quay một miếng thịt vịt quay thơm mềm cùng lớp da giòn rụm và chấm cùng nước sốt.
5. Bí quyết tạo màu đẹp cho vịt quay có thể bạn chưa biết
Để tối ưu tạo hình của món ăn siêu cuốn này thì bạn phải nắm trong tay và áp dụng “sành sỏi” 4 bí quyết vàng dưới đây:

5.1 Cân đối gia vị trong nước màu
Các loại gia vị làm mặn như muối chỉ cho lượng vừa phải thôi nhé. Vì đây là công thức tạo màu, không tẩm ướp mặn ngọt cho lớp da. Chỉ cần lên màu đều và tạo mùi thơm ngậy là đạt yêu cầu.
5.2 Phơi khô lâu để nước màu ngấm
Da vịt cần được phơi khô trong lò kín khoảng 3-4h, có thời gian thì phơi lâu hơn cũng tốt. Nước màu sẽ ngấm dần và lên màu đẹp hơn nếu được phơi cho ngấm. Đem quay chín ngay lúc tắm xong sẽ khiến màu bị nhợt nhạt.
5.3 Ướp vịt thật kỹ trước khi quay
Như đã chia sẻ ở phần 2 của bài viết, khâu tẩm ướp nguyên liệu không thể thao tác qua loa mà cần làm thật kỳ công. Cả về quy trình, thành phần gia vị chuẩn bị để chúng phát huy tác dụng.
Theo đó, cần ướp vịt trong thời gian tối thiểu là 3h. Sẽ là “perfect” nếu thực hiện thao tác này trong môi trường trữ lạnh. Trong thời gian ướp, hãy tạo điều kiện cho vịt dẫn bớt nước ra khỏi bề mặt. Có như vậy khi gia nhiệt thành phẩm mới giòn ngon.

5.4. Quay vịt với nhiệt độ tiêu chuẩn
Nhiệt độ lý tưởng để quay chín nguyên liệu đang xét là 180 độ C, duy trì liên tục trong 1h. Khi được làm chín trên nền nhiệt lý tưởng trên, nguyên liệu sẽ chín nhanh, chín đều mà không gây quá lửa. Nếu quay thủ công, không đo đạc được chính xác số liệu thì nên đặt vịt cách 25-30cm. Quay đều nguyên liệu với sự hỗ trợ của trục xiên và dây xích.
Hy vọng với bí kíp Tạo màu vịt quay đơn giản mà A TUẤN KHANG chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các tín đồ mê món Quay nổi tiếng này thỏa mãn được sở thích của mình!

Đừng quên tham khảo các mặt hàng Gia Vị của A Tuấn Khang tại các trang TMĐT Chính hãng của Nhà Sản Xuất A Tuấn Khang nhé! : Shopee, Lazada, Tiki

Hoặc liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất qua thông tin dưới đây:
Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khấu A Tuấn Khang
Website : www.atuankhang.vn
Hotline: 0914 787 665
Your comment