Tác dụng của trái lựu

TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA TRÁI LỰU


Trái lựu là loại trái cây thơm ngon có nhiều khoáng chất cung cấp dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Không chỉ có lợi ích cho phụ nữ, trẻ em, nam giới…mà trái lựu còn được nghiên cứu làm thuốc ở các nước Trung Đông để ngăn ngừa bệnh tật. Hôm nay, A TUẤN KHANG sẽ giới thiệu cho các bạn về trái lựu và những tác dụng thần kỳ mà trái lựu mang lại nhé.

Tác dụng của trái lựu

Cây lựu – Tác dụng thần kỳ mang nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tìm hiểu về trái lựu

Trái lựu là loài thực vật ăn quả có tên khoa học là Punica granatum L và nhiều tên gọi khác nhau như thạch lựu, bạch lựu, thừu lựu…Lưu có nguồn gốc từ Tây Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Nó có hình dáng bên ngoài là quả mọng hình cầu, khi chin có màu vàng đỏ. Lựu trồng phổ biến ở nước ta, được bán nhiều nhất vào mùa hè.

Tác dụng của trái lựu

Trái lựu được trồng phổ biến ở nhiều nước

Bên cạnh việc trồng làm cây ăn quả, nước giải khát, làm cảnh,…thì trái lựu được nghiên cứu rất nhiều trong y học. Vì lựu có loại trái cây giàu thực phẩm chống oxy hóa nhất so với các loại khác. Lựu còn chứa nhiều dưỡng chất khác Natri, Vitamin B, đồng, sắt…giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về tiểu đường, tim mạch…

Tác dụng của trái lựu

Lựu chín mộng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể

Ngoài ra, trái lựu chứa chất flavonoid và axit phenolic, nhằm thúc đẩy tái tạo da, làm cho da mịn màng. Đây cũng là lựa chọn số 1 trong làm đẹp cho các chị em phụ nữ.

Tác dụng của lựu

Điều trị ung thư

Trong trái lựu tự sản xuất ra chất hóa học axit ellagic( chống oxy hóa ) và chất polyphenol làm ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Đặc biệt đối với những người bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú, nước ép từ trái lựu sẽ làm giảm nồng độ PSA, làm chậm nhịp độ phát triển của các khối u.

Điều trị rối loạn dạ dày

Nước ép từ trái lựu tự sản xuất ra các enzym hỗ trợ tiêu hóa, được sử dụng để điều trị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy. Ngoài ra vỏ lựu, vỏ cây hay lá lựu được phơi khô làm giảm các rối loạn ở dạ dày hoặc những vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

Tác dụng của trái lựu

Nước ép lựu được nhiều chị em phụ nữ yêu thích

Tác dụng đối với bà bầu

Trái lựu có nguồn vitamin C, khoảng chất, cũng như axit folic dồi dào làm giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, làm giảm sự xâm nhập của vi khuẩn trong quá trình mang thai.

Khi mang thai, hệ xương của bà bầu và thai nhi rất yếu, đặc biệt là da, do những thay đổi đột ngột những sắc tố da và yếu tố bên trong cơ thể làm da trở nên nám, nổi mụn. Thì lựu có tác dụng tích cực hỗ trợ giúp phát triển hệ xương, thúc đẩy các tế bào da, giúp da trở nên khỏe mạnh, chống bị khô và sáng mịn.

Tác dụng đối với trẻ em

Lựu tạo ra hồng cầu trong cơ thể, tăng lượng haemoglobin trong máu, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vitamin, kali cho sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em khi ăn lựu cần nhai kỹ hạt lựu hoặc bỏ hạt không nên nuốt. Hạt lựu tuy có giá trị dinh dưỡng giúp chống vi khuẩn, tẩy giun hiệu quả nhưng rất khó tiêu, gây tắc ruột, ảnh hưởng không tốt tới dạ dày của trẻ em.

Tác dụng của trái lựu

Món salad lựu

Hỗ trợ thiếu máu

Chất sắt trong trái lựu mang lại nguồn cung cấp tuyệt vời làm giảm triệu chứng thiếu máu. Nhất là những người hay có tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Thì việc ăn lựu hoặc uống nước ép lựu sẽ bổ sung và duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể.

Khả năng sinh sản ở nữ giới và tình dục ở nam giới

Chất chống oxy hóa trong lựu làm cân bằng oxy hóa, hỗ trợ khả năng sinh sản cho nữ giới. Nước ép lựu làm tăng nồng độ testosterone, giúp kiểm soát được chứng rối loạn cương dương ở nam giới. Và ngăn ngừa các nguồn gốc gây chế lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục.

Tác dụng của lựu

Làm đẹp với lựu

Tác dụng làm đẹp

Trái lựu chứa nhiều vitamin A, E, C làm tăng cường collagen giúp ngăn ngừa lão hóa. Lựu chứa axit phenolic và axit punicic làm tái tạo da, giữ độ ẩm, làm da trở nên mịn màng hơn. Nó được ứng dụng rất nhiều trong việc làm đẹp, từ tẩy tế bào chết cho đến làm mặt nạ dưỡng ẩm chăm sóc da.

Ngoài ra, lựu làm nước giải khát giúp giải nhiệt tốt, điều trị viêm họng, ho….Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý lựa chọn loại lựu có nguồn gốc rõ ràng, tránh nhầm với lựu Trung Quốc. Trong lựu Trung Quốc có tẩm chất arbendazim và tebuconazole – là những chất diệt nấm gây vô sinh và nguy hại cho sức khỏe con người. Trong đó, chất benomyl được chuyển hóa từ carbendazim có khả năng gây vô sinh, ung thư, gia tăng các khối u gan, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi nếu tiếp xục thường xuyên.

Tác dụng của lựu

Cách phân biệt lựu

Do đó, các bạn cần lưu ý cách phân biệt lựu như sau:

  • Về bên ngoài : Lựu Trung Quốc có trái to, tròn, vỏ ngoài căng mịn, có màu trắng hồng. Còn lựu nước ta nhỏ hơn, da sần sùi, có màu xanh và đỏ rực khi chin.
  • Hạt : lựu Trung Quốc có hạt đỏ, to đều màu, không có mùi thơm của trái. Còn lựu Việt Nam quả nhỏ, hạt nhiều, hạt có màu nhạt, có nhiều nước.
  • Thời gian bảo quản : Do sử dụng hóa chất nên lựu Trung Quốc lâu hư hơn so với lựu Việt Nam. Thường thì lựu nước ta sau 1 tuần là có dấu hiệu hỏng, bị rục.

GẶP THẮC MẮC,
CẦN CHÚNG TÔI HỖ TRỢ ?

Call Now Button028 2244 9007