CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU
A TUẤN KHANG
Nấm rơm là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên được chế biến nhiều trong các bữa cơm hàng ngày. Nấm rơm rất dễ tìm, nhất là ở các vùng nông thôn. Nó thường hay mọc thành từng cụm hay chỉ một nhánh trên rơm rạ hay những vùng đất nóng ẩm.
Nấm rơm rất phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nên ngoài tự nhiên, người ta còn trồng nấm rơm theo dạng quy mô lớn để cung cấp ra thị trường. Dù được ứng dụng khá nhiều, nhưng không ai phải cũng biết rõ công dụng của nấm rơm đối với sức khỏe.
Nấm rơm (nấm mũ rơm) được phân bổ chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới như châu Á, Châu Úc…Nấm rơm là loại nấm sinh trưởng và phát triển từ rơm rạ. Nó được chia thành nhiều loài khác nhau: nấm màu xám, trắng, xám đen… Nấm rơm sống chủ yếu ở các vùng thôn quê Việt Nam.
Nấm rơm có dạng hình trứng khi mới bắt đầu. Khi phát triển, nó phá hủy bao chung và vươn ra bên ngoài. Mũ nấm có dạng bán cầu dẹp, nâu đen hay xám, kích thước thay đổi từ 5-15 cm. Gốc thịt dài, phình to, đặc thịt.
Vì mọc trong môi trường tự nhiên, nấm rơm có số lượng rất ít. Do đó, để áp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng, mà người ta trồng nấm theo quy mô lớn. Nên hiện tại nấm rơm xuất hiện rộng rãi là nấm được nuôi trồng.
Nấm rơm không có chất béo, cholesterol, lượng đường, muối, calo thấp. Nhưng các thành phần khoáng chất khác lại cao. Trên thị trường có hai loại: nấm tươi và nấm khô. Nên thành phần dinh dưỡng của hai loại này cũng khác nhau.
Nấm rơm tươi: thành phần dinh dưỡng khá đa dạng, cứ 100gr nấm rơm tươi là: nước: 90%, đạm: 3,6%, chất xơ: 1,1%, Tro: 0,8%,…cùng các loại dưỡng chất khác: Canxi, phopho, sắt, vitamin A, E, B1,B2…
Nấm rơm khô: trong 100gr nấm rơm khô thì chất đạm chiếm tới 21-37%, chất béo: 2.1-4.6%, chất xơ: 21%..và nhiều các vitamin khác A,B1,C…Trong đó hàm lượng chất đạm cao nhất, cung cấp đầy đủ khoảng chất cần thiết cho cơ thể.
Nấm rơm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Không chỉ được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, nấm rơm còn được nghiên cứu làm thuốc phục vụ trong y học.
Đông y: Nấm rơm có tính hàn nên rất thích hợp để khử nhiệt, làm hạ cholesterol, tăng cường sức đề kháng. Những ngày nắng nóng khó chịu, thì nấm rơm là thực phẩm thích hợp bổ sung trong các bữa ăn của bạn. Ngoài ra, nấm rơm tươi thường được sử dụng làm thuốc để chữa trị bệnh xuất tinh sớm, suy giảm trí nhớ, gan nhiễm mỡ.
Đặc biệt, nấm rơm được chế biến thành các món ăn ngon dành cho những bệnh nhân bị ung thư đang trong giai đoạn xạ trị hóa chất. Trong nấm có các chất chống oxy hóa và chất selenium, giúp giảm sự phát triển của những khối u, hỗ trợ điều trị các nguyên tố gây ung thư.
Tây y: nấm rơm được sản xuất thành các thực phẩm chức năng, hỗ trợ các loại bệnh béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, thiếu máu…
Trong sử dụng: nấm rơm là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều nấm rơm vì quá tốt sẽ hóa thừa. Khi ăn quá nhiều nấm rơm trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thừa chất, dẫn đến một số bệnh không mong muốn.
Trong chế biến: nấm rơm có đặc tính hút nước rất nhiều. Do đó, sẽ làm mất đi những thành phần dinh dưỡng trong nấm nếu bạn ngâm hoặc rửa nấm quá lâu. Nấm mọc ở trong môi trường sạch, bạn chỉ cần rửa sơ, cắt phần dưới chân nấm vẫn đảm bảo được sự an toàn, mùi vị tốt nhất.
Your comment