Ý nghĩa Truyền Thống Văn Hoá Của Mâm Cơm Gia Đình – Thể Hiện Tình Cảm – Sự Sung Túc – Gắn bó của Dân Tộc Việt Nam


Trong thời đại “sống nhanh, ăn nhanh” đang ngày càng trở nên phổ biến, ý nghĩa bữa cơm gia đình càng chứng tỏ được giá trị tốt đẹp bao đời nay: mâm cơm là nơi gắn kết, là kỉ niệm để những người con đi xa nhớ về, là sức mạnh kéo mọi thành viên trong gia đình xích lại gần nhau sau những ngày tháng quay cuồng tất bật. Không gì tuyệt vời hơn nếu cuối tuần này bạn giành ra ít thời gian để  quây quần bên gia đình cùng thưởng thức những món ăn ngon đúng không cả nhà! Cuối tuần này, hãy cùng A Tuấn Khang  cắt nghĩa về ý nghĩa truyền thống cao cả của Mâm Cơm Gia Đình nhé!

 

Bua-com-gia-dinh

 

Ăn uống không chỉ là một nhu cầu thiết yếu của con người mà còn thể hiện văn hóa, triết lý sống của một dân tộc, quốc gia. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, mâm cơm gia đình đóng vai trò quan trọng, thể hiện tình cảm và sự gắn kết giữa các thành viên. Mâm cơm gia đình còn chứa đựng nhiều nghĩa và giá trị sâu xa mà chúng ta chưa tìm hiểu hết.

 

1. Mâm Cơm của người Việt có dạng hình tròn.

   Có nhiều lý giải cho rằng mâm cơm là biểu tượng của Mặt trời, Mặt trăng mà trong truyện cổ tích hay nhắc đến. Điều đó cũng không sai nhưng ý nghĩa sâu sắc của mâm cơm tròn là sự gắn kết của tất cả những người tham gia bữa cơm cùng ngồi quanh mâm, các thành viên thấy được ánh mắt của nhau, có thể dễ dàng chia sẽ những miếng rau xào hay miếng thịt heo luộc chấm nước mắm mà các bà, các mẹ đã dành cả sự yêu thương để thực hiện.

 

2. Văn hóa trong mâm cơm của người Việt

Người Việt gọi bữa ăn gia đình là “mâm cơm”, vì từ xa xưa cho đến nay, người Việt có thói quen dọn cơm vào mâm, tất cả món ăn được dọn chung trong một mâm và dọn cùng một lúc. Vì các món đều ở trong một mâm nên các thành viên gia đình phải cùng ngồi xuống, quây quần với nhau, tạo thành một không gian ấm cúng, gần gũi. Việc vừa dùng cơm vừa trò chuyện giúp mọi người hâm nóng tình cảm gia đình, duy trì sự gắn kết, nhất là trong thời đại của những bữa ăn hàng quán hay những món ăn nhanh “chớp nhoáng”.

Mâm cơm của người Việt thể hiện tinh thần “kính trên nhường dưới”. Người miền Bắc trước khi vào bữa có thói quen mời cơm. Người nhỏ mời người lớn dùng cơm, người lớn thường chờ con cháu tề tựu đông đủ thì mới muốn ngồi vào mâm, động vào bát. Trẻ em là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong bữa cơm gia đình. Những miếng ngon nhất, cơm dẻo canh ngọt đều được dành cho những thành viên bé tuổi nhất nhà, thể sự yêu thương, bao bọc, che chở của các thành viên trong gia đình

 

 

3. Ẩm thực trong mâm cơm ba miền

Nói về các món ăn, trong mâm cơm gia đình luôn có cơm trắng, các món mặn, canh, xào, luộc kèm theo bát nước chấm. Thực đơn có thể thay đổi tùy vào vùng miền nhưng cấu trúc một mâm cơm thì không khác biệt nhiều.

Các món ăn của người miền Bắc thường có vị đậm đà, không quá cay nồng, không béo ngọt. Người Bắc chuộng các món ăn chế biến từ thịt, cá. Các món ăn miền Bắc hoặc là thật mặn mà như nồi cá bống kho tiêu ăn cả tuần chưa hết, hoặc thanh đạm đơn giản như món rau muống luộc dầm sấu, cà pháo chấm mắm tôm.

 

Nếu ẩm thực miền Bắc chứa đựng sự nhẹ nhàng và tinh tế, thì ẩm thực miền Trung là sự mạnh mẽ kích thích vị giác. Người Trung có thói quen nêm gia vị đậm và cay nồng hơn. Các món đặc sản miền Trung là mắm ruốc, mắm tôm chua, các loại nguyên liệu thiên về cay nóng được sử dụng thường xuyên trong nấu nướng.

 

 

Trong khi đó, khẩu vị của người miền Nam thiên về ngọt, cay và béo. Điều này thể hiện qua các món mắm cá sặc, mắm ba khía, hay món thịt kho trứng nước dừa. Người miền Nam đặc biệt yêu thích hải sản và ưa dùng đường, nước dừa làm nguyên liệu nấu ăn.

 

 

4. Tại sao bữa ăn gia đình lại quan trọng?

Cuộc sống luôn bận rộn, mỗi ngày phải chạy đua với thời gian làm cho tinh thần, tâm trí của mỗi người ở bữa cơm không còn như ngày xưa nữa. Những bữa cơm công sở, những lần găp nhau chào hỏi qua loa. Những cuộc trò chuyện tâm sự của các thành viên cũng thưa dần. Tất cả đã phá vỡ đi nét đẹp trong mâm cơm mà ông bà ta đã truyền đạt.

Không thể phủ nhận một điều là một số giới trẻ ngày nay “ghét bữa cơm gia đình”, vì họ cảm nhận nó là sự ép buộc, ăn cơm chung với cha mẹ không được cầm điện thoại mất đi một trấn game cùng đám bạn, ăn cơm chung với cha mẹ không được ngồi chát chít với nhỏ bạn thân,… sự ích kỹ của công nghệ đã dần dần lấy đi tinh thần bữa cơm truyền thống.

 

Hiện nay, vẫn còn nhiều gia đình duy trì được truyền thống “mâm cơm” đó điều đó là một tính hiệu vui của dân tộc. Bữa cơm sẽ trọn vẹn hơn nhất là khi chúng ta dành tình cảm cho nó, trân trọng, yêu thương các thành viên mỗi ngày thì thời gian 30 phút cũng ngồi bên mâm cơm là điều rất giản đơn. Luôn yêu quý những thành viên trong gia đình, đó là những người luôn sẵn sàng chờ đợi, yêu thương và không bao giờ phản bội bạn.

Mâm cơm gia đình không chỉ là ngọn lửa gìn giữ hạnh phúc, tình yêu thương, sự gắn bó và nuôi dưỡng tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình, nó còn thể hiện nét đẹp văn hóa trong ẩm thực của người Việt. Vì vậy, sau 1 tuần làm việc và học tập căng thẳng, Bạn hãy dành thời gian cuối tuần để quây quần bên mâm cơm cùng những thành viên thân thương của gia Đình mình nhé !

 

 

Đừng quên tham khảo các mặt hàng  Gia Vị của A Tuấn Khang tại các trang TMĐT Chính hãng của Nhà Sản Xuất A Tuấn Khang nhé! : ShopeeLazadaTiki 

 

logo a Tuấn Khang

Hoặc liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất qua thông tin dưới đây:

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khấu A Tuấn Khang

Website : www.atuankhang.vn

Hotline: 0914 787 665

 

 

 

GẶP THẮC MẮC,
CẦN CHÚNG TÔI HỖ TRỢ ?

Call Now Button028 2244 9007